Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và công tác phòng, chống dịch Covid-19

|
ページビュー:
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Sáng ngày 09/02, Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến với 220 doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất cũng như công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bắc Giang.

Các doanh nghiệp cần sẵn sàng thích ứng để phát triển sản xuất

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đến thời điểm này, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin mũi 2 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên đạt 100% và mũi 3 đạt trên 77%. Tại các khu công nghiệp có trên 75% lao động và ngoài khu công nghiệp có 100% lao động tiêm đủ 3 mũi vắc xin PCD Covid-19.

Như vậy, nhờ làm tốt công tác PCD, trọng tâm là công tác tuyên truyền, vận động tiêm vắc xin PCD cho người dân đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bắc Giang hoàn toàn đủ điều kiện để mở cửa các hoạt động KT-XH và sẵn sàng thích ứng an toàn với dịch, bệnh. Do đó, từ ngày 16/02 tỉnh có chủ trương sẽ quyết định mở cửa các hoạt động văn hóa, thương mại, dịch vụ. Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh, sau khi tiêm đủ 3 mũi vắc xin cho 100% công nhân, lao động trong các khu, cụm công nghiệp, Bắc Giang sẽ có 6 tháng là "thời gian vàng” để mở cửa các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngoài khu công nghiệp, các điểm du lịch, dịch vụ.

Đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền tỉnh Bắc Giang đối với cộng đồng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn trong công tác PCD Covid-19 cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua. Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các kiến nghị đối với Thường trực UBND tỉnh nhằm giải đáp một số nội dung liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất và chống dịch sau Tết Nguyên đán.

Hội nghị được kết nối với 220 điểm cầu tại các doanh nghiệp.

Đại diện Công ty TNHH Crystal Martin (Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên) cho biết, theo quy định các 

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hiện trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có 383 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng 187.500 lao động.

Trong đó số lao động ngoại tỉnh là trên 58.000 ngườichiếm 30,98%; lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động là 3.500 người; lao động nước ngoài sang làm việc thời hạn dưới 03 tháng là 1.652 người.

Đến ngày 08/02, tỉnh Bắc Giang có 350 doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã hoạt động trở lại, với tổng số lao động đi làm là 150.000 lao động, đạt gần 80%.

doanh nghiệp phải tổ chức xe đưa đón công nhân, lao động ngoại tỉnh giáp ranh  với tỉnh Bắc Giang, gây nhiều khó khăn, phiền phức cho công nhân cũng như chi  phí cho doanh nghiệp. Căn cứ vào tình hình mới, đại diện Công ty đề nghị tỉnh  xem xét cho phép lao động ngoài tỉnh sử dụng phương tiện cá nhân để đi làm.

Công ty TNHH Celink Việt Nam và một số công ty khác cũng đề nghị tỉnh có cơ  chế tiếp tục giảm phí xét nghiệm cho doanh nghiệp; giảm thời gian cách ly cho  người nước ngoài nhập cảnh; đề nghị tỉnh có những hướng dẫn cụ thể về chế độ  chi trả cho F0 phải thực hiện điều trị, cách ly tại nhà, giao quyền tự chủ xét nghiệm Covid-19 cho doanh  nghiệp; hỗ trợ tuyển dụng lao động;....

V vấn đề lưu thông hàng hóa, Công ty TNHH SamKwang VINA (KCN Quang  Châu) cũng đề nghị tỉnh sớm khởi công đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng Cầu  Như Nguyệt để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A,  nhất là đoạn giáp với các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo đi lại cho người dân và  việc lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp được tốt hơn. Bên cạnh đó, tỉnh  chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát và lắp thêm đèn tín hiệu giao thông, làm  vạch giảm xốc tại các tuyến đường trong khu công nghiệp, đảm bảo an toàn giao  thông cho công nhân viên đi làm trong các khu, cụm công nghiệp....

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Mai Sơn, Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị.

Đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để bứt phá

Trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương cho biết, Bắc Giang có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tốt, đảm bảo cung ứng đủ lao động cho doanh nghiệp trên cơ sở nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo, dạy nghề của tỉnh. Trước nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao và công tác PCD trên địa bàn tỉnh có nhiu chuyển biến tích cực, tỉnh cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động thời vụ.

Tỉnh sẽ xem xét nới lỏng các quy định về PCD để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh và tuyển dụng lao động. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, trong năm 2022, tỉnh cũng sẽ khởi công 6 dự án nhà ở công nhân, giải quyết cho khoảng 80 nghìn chỗ ở cho công nhân.

Đối với kiến nghị về việc giảm chi phí xét nghiệm, cách ly, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương khẳng định, tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu kép. Cụ thể, thời gian qua, tỉnh đã áp dụng mức chi phí xét nghiệm thấp nhất so với cả nước, đồng thời vẫn tiếp tục xem xét thực hiện giảm chi phí này cho các doanh nghiệp trong thời gian tới; cùng đó cho phép doanh nghiệp tự bảo đảm cách ly đối với chuyên gia, người nước ngoài và giảm thời gian cách ly xuống còn 3 ngày. Tỉnh cũng đã thành lập Trung tâm y tế các khu công nghiệp và sẽ đưa vào hoạt động từ ngày 26/02 để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác PCD Covid-19.

Thời gian tới tỉnh Bắc Giang chuyển hướng trong PCD Covid-19 theo hướng giao quyền tự chủ trong PCD cho các doanh nghiệp khi đã đạt tỷ lệ bao phủ 100% công nhân tiêm đủ 3 mũi vắc xin. Các doanh nghiệp được phép tuyển dụng lao động ngoài tỉnh mà không bị hạn chế số lượng. Tuy nhiên, khi tuyển dụng các doanh nghiệp phải rà soát lại số công nhân được tuyển dụng nếu chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin thì phải đăng ký với tỉnh để tiêm đủ vắc xin cho số công nhân này. Đối với các chuyên gia lao động nhập cảnh, chỉ yêu cầu cách ly đối với trường hợp chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin theo quy định.

Về việc xử trí đối với F0, F1 tại các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp cần báo ngay cho CDC Bắc Giang để có giải pháp điều trị kịp thời, không được tự ý cho F0 trở về nhà. Nếu không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ có thể đưa về điều trị tại nhà; trường hợp là lao động ngoài tỉnh hoặc ở thể vừa thì đưa về khu cách ly tập trung; còn trường hợp nặng sẽ đưa đến bệnh viện điều trị. Truy vết F1 đến mức nào do doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K trong PCD Covid-19; bảo đảm giãn cách trong sản xuất.

Tỉnh sẽ nắm bắt, tiếp thu, sửa đổi quy định chưa phù hợp nhanh nhất, sớm nhất để không làm ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đối với việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, kịp thời tiếp thu ý kiến, sửa đổi các quy định không còn phù hợp thuộc thẩm quyền của tỉnh. Những quy định thuộc thẩm quyền của Trung ương, tỉnh cũng sẽ nắm bắt và phản ánh, kiến nghị nhanh nhất, sớm nhất để không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho biết, hiện nay, tỉnh Bắc Giang đã có đường dây nóng để doanh nghiệp phản ánh kịp thời cho lãnh đạo tỉnh. Trong quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp, cơ quan nào, đơn vị nào, cá nhân nào gây khó khăn, nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp phản ánh trực tiếp cho lãnh đạo tỉnh thông qua đường dây nóng. Tỉnh Bắc Giang kiên quyết, xử lý các cơ quan, đơn vị, cá nhân gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư kinh doanh tại tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh để đồng hành cùng doanh nghiệp và là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trong thời gian tới, Bắc Giang cũng sẽ tiếp tục rà soát điều chỉnh các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Chuẩn bị nguồn lao động dồi dào chất lượng, tạo quỹ đất lớn để đón các nhà đầu tư. Tiếp tục nâng công suất các trạm biếm áp, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho các doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng các khu, cụm công nghiệp, nhà ở công nhân; tích cực hợp tác đầu tư mở rộng các dự án giao thông đối ngoại quan trọng như: Cầu Như Nguyệt, cầu Hà Bắc 2, cầu Đồng Việt, cầu Hòa Sơn... và mở rộng thêm các tuyến giao thông kết nối với tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng tạo điều kiện lưu thông hàng hóa của Bắc Giang. Cùng với đó, nhiều dự án giao thông nội tỉnh cũng được quan tâm đầu tư xây dựng, mở rộng như: cầu Mỹ An, cầu Á Lữ, cầu Đồng Sơn,...và các tuyến đường liên huyện.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các doanh nhân, doanh nghiệp không ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo, bản lĩnh, có chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 để tiếp tục bứt phát trong sản xuất, kinh doanh; tích cực tham gia đề xuất, đóng góp ý kiến, giải pháp để tỉnh tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển./.

Nguyễn Miền